Hỗ trợ: 0932696777

Email: tinhdaufacare1979@gmail.com

Cách phân biệt Tinh Dầu Trầm Hương (Agarwood) và Tinh Dầu Hương Trầm (Frankincense)

Cách Phân Biệt Chi Tiết Tinh Dầu Trầm Hương (Agarwood) và Tinh Dầu Hương Trầm (Frankincense)

Tên gọi Tinh Dầu Trầm HươngTinh Dầu Hương Trầm đảo ngược gần giống nhau, làm cho khách hàng nhầm lẫn cho rằng 02 loại tinh dầu này là một. Thực chất Tinh Dầu Trầm Hương và Tinh Dầu Hương Trầm hoàn toàn khác nhau. Sau đây, Tinh Dầu Dược Liệu Facare xin trân trọng giới thiệu bài viết dưới đây, nhằm giúp Người tiêu dùng phân biệt được hai loại tinh dầu này.


  • Thông Tin Cơ Bản:

  • Tinh Dầu Hương Trầm – Frankincense Essential Oil
  • Tên tiếng anh: Frankincense Essential Oil
  • Tên khoa học: Boswellia Frereana, Boswellia Carterii, Boswellia Sacra
  • Giá bán 1kg từ 150 USD – 300 USD
  • Tinh Dầu Trầm Hương – Agarwood Essential Oil
  • Tên tiếng anh: Agarwood Essential Oil
  • Tên gọi khác: Eaglewood Essential Oil
  • Tên khoa học:  Aquilaria
  • Giá bán 1kg từ 3000 USD – 30000 USD
  • Thông Tin Chi Tiết:

  • Tinh Dầu Hương Trầm – Frankincense Essential Oil là gì?

  • Tinh Dầu Hương Trầm còn được gọi là Nhũ Hương, có tên khoa học là Boswellia Frereana.
  • Tinh dầu hương trầm – nhũ hương được chiết xuất từ nhựa cây với những lợi ích sức khỏe tuyệt vời như: giảm lo lắng, muộn phiền, kháng viêm, giảm đau, tăng cường hệ miễn dịch và làm đẹp cho da. Ngoài ra, tinh dầu hương trầm còn được làm nguyên liệu trong sản xuất nước hoa, mỹ phẩm và cả dược phẩm.
  • Tinh dầu hương trầm không độc hại, không gây kích ứng, thích hợp với hầu hết mọi người. Mùi thơm của nó dễ chịu giúp hít thở sâu và tĩnh tại nên thường được sử dụng để thiền định.
  • Thành phần hoạt chất chính trong tinh dầu hương trầm bao gồm: Alpha Pinen, Bornyl Acetate, LinaLool, Octyl Acetate, Incensyl Acetate, Actanol.
  • Công dụng của tinh dầu hương trầm:
  • Tinh dầu hương trầm nổi tiếng với khả năng chống lão hóa cao, bao gồm:
  • Làm cho các vết sẹo do mụn trứng cá, thủy đậu trên da mờ dần trong thời gian ngắn.
  • Xóa nhòa vết rạn, vết mổ, vết nứt có liên quan đến việc mang thai và sinh con.
  • Làm săn chắc da trên cơ thể, kích thích tái sinh các tế bào mới khỏe mạnh.
  • Loại bỏ các nếp nhăn, tàn nhang quanh mắt.
  • Tinh dầu hương trầm được coi là một loại thuốc bổ, vì nó mang lại lợi ích tất cả các hệ điều hành trong cơ thể, bao gồm cả việc tiêu hóa, hô hấp, thần kinh, hệ bài tiết. Nó cũng hỗ trợ sự hấp thu các chất dinh dưỡng và tăng cường đề kháng cơ thể.
  • Tinh dầu hương trầm có thể giúp làm tan đờm trong đường hô hấp và phổi. Hỗ trợ và điều trị viêm xoang, làm dễ thở.  
  • Tính chất sát khuẩn của tinh dầu hương trầm có thể ngăn ngừa sâu răng, giảm đau răng, chữa loét miệng.
  • Tinh dầu hương trầm làm tăng sự tiết dịch dạ dày, mật, axit, kích thích chuyển động nhu động để cho phép thực phẩm di chuyển đúng thông qua đường ruột.
  • Tinh dầu hương trầm kích thích sản xuất estrogen ở phụ nữ, làm giảm nguy cơ ung thư cổ tử cung sau thời kỳ mãn kinh.
  • Tinh dầu hương trầm Carterii: Một trong những loài phổ biến hơn, F. Carterii được thu hoạch từ những bờ biển đá của Somalia. Nó có mùi thơm mịn, sâu và nhựa đó là điển hình của Hương Trầm với một Tecpen lưu ý hàng đầu.
  • Hương trầm Frereana: Loại này được thu hoạch trong khu vực miền núi của Somalia, giống này phát ra hương dầu mạnh mẽ Tecpen với thì là mạnh mẽ và ghi chú gia vị cay, thơm và cây có múi và ghi chú nhiều hơn so với các giống khác. Chi phí cao dầu này hỗ trợ chương trình phát triển xã hội trong Somaliland. Nơi nó được gọi là Maydi. Được coi là vua của tất cả các Hương Trầm.
  • Phân loại:
  • Hương Trầm Neglecta: Nước cất từ hiếm nhựa nhũ màu đen, dầu này tạo ra ghi chú gia vị phức tạp và ghi chú thơm ngọt ngào và tecpen. Nó có một ánh đỏ và hơi ẩm mốc mùi bất thường, với vị ngọt ẩn tinh tế.
  • Hương Trầm Papyriferra: Hoang dã thu hoạch ở các vùng miền núi của Ethiopia, giống này tinh tế hơn và rõ ràng trái cây và cây có múi, với một ưu thế của các ghi chú màu cam mềm. Nó được cho là có đặc tính độc đáo cho cả enlivening, thư giãn tâm trí và cảm xúc.
  • Hương Trầm Rivae: Hay còn gọi là Hương Trầm Ogaden, dầu tinh này được thu hoạch hoang dã ở Ethiopia. A tốt hơn giống đó được sử dụng trong nước hoa. F.Rivae chứa hơn 200 hợp chất phân tử tạo ra một phức tạp, mềm, cây gỗ, và hương thơm thanh lịch, cộng với lợi ích trị liệu khác.
  • Hương Trầm Serrata: Sự đa dạng này thường được gọi là Olibanum và được gọi là loại tốt nhất và tinh thế nhất trong hương thơm và chất lượng. Mọc hoang dã thu hoạch ở Ấn Độ, hương thơm của nó có vị cam chanh.

Tinh Dầu Trầm Hương – Agarwood Essential Oil là gì?

  • Tinh Dầu Trầm Hương có tên khoa học là Aquilaria. Trầm hương là phần gỗ của cây dó nhiễm dầu. Một số loài dó trong quá trình sinh trưởng, do tác động nào đó, gây ra các tổn thương, lâu ngày cây tích tụ một chất dạng nhựa (dầu), rồi lan ra dần ra, làm biến đổi các phân tủ gỗ, tạo nên nhiều màu sắc (đen, nâu, chàm, xám,…), nhiều tính chất (cứng, mềm, dẻo, dòn,…), nhiều mùi vị (đắng, cay, chua, ngọt,…), nhiều hình dáng (tròn, xoắn, nhọn, dài,…), ở nhiều vị trí (than, cành, rễ) trong cây dó. Đó là Trầm Hương.
  • Trầm hương có mùi thơm đặc biệt, lúc đốt hoặc chưa đốt. Khi hàm lượng dầu lớn hơn 25%, Loại trầm hương cao cấp có thể đạt hàm lượng dầu 60-80%. Căn cứ mức độ nhiễm dầu, màu sắc, hương vị, hình dáng, trọng lượng, xuất xứ. Mà trầm hương có các tên gọi khác nhau: Trầm mắt tử, trầm mắt đảo, trầm bọ sánh, trầm bông, trầm da báo, trầm điệp lá, trầm điệp trai, trầm kiến xanh, trầm kiến lọn, trầm rục. Theo phẩm cấp, trầm hương được xếp thành 3 hạng và mỗi hạng chia thành nhiều loại như sau:
  • HẠNG NHẤT LÀ KỲ NAM HAY CÒN GỌI LÀ KỲ
  • Là loại trầm hương có phẩm cấp cao nhất, cho nhiều dầu, nhẹ, mềm, dẻo, nhuyễn, khi nếm có đủ vị chua, cay, đắng, ngọt, tỏa mùi thơm tự nhiên, khi đốt hương thơm đặc biệt, khói xanh, bay thẳng và dài lên không trung. Kỳ nam được chia thành 4 loại:
  • 1.Bạch kỳ: Sắc trắng ngà, xám nhạt, vô cùng quý hiếm, ít khi có, giá đắt nhất.
  • 2.Thanh kỳ: Sắc xanh xám, ánh lục, rất quý, giá đắt sau bạch kỳ.
  • 3.Huỳnh kỳ: Sắc vàng sẩm, vàng nâu, quý hiếm và đắt giá sau thanh kỳ.
  • 4.Hắc kỳ: Sắc đen chàm, hắc ín, quý và đắt sau huỳnh kỳ.
  • Sách xưa xếp loại kỳ nam: Nhất bạch, nhì thanh, tam huỳnh, tứ hắc.
  • HẠNG HAI LÀ TRẦM
  • Loại trầm hương ít dầu, nặng, vị đắng, hầu hết khi đốt mới tỏa mùi thơm, khói màu trắng, bay quanh rồi tan ngay. Theo phẩm cấp, trầm được xếp thành 6 loại:
  • Loại 1: Sắc sáp trắng, giá trị cao nhất trong 6 loại trầm
  • Loại 2: Sắc xanh đầu vịt, giá trị sau loại 1
  • Loại 3: Sắc sáp xanh, giá trị sau loại 2
  • Loại 4: Sắc sáp vàng, giá trị sau loại 3
  • Loại 5: Sắc vằn lông hổ, giá trị sau loại 4
  • Loại 6: Sắc vàng đốm dầu, giá trị thấp nhất trong 6 loại trầm.
  • Sách xưa chia trầm hương thành 5 loại: Hoàng lạp trầm, giác trầm, tiến hương, kê cốt hương, trong đó Hoàng lạp trầm là tốt nhất.
  • HẠNG BA LÀ TỐC
  • Phần lớn tốc có mức nhiễm dầu ít hơn trầm, chủ yếu là từ bên ngoài và dài theo thớ gỗ. Có khoảng vài chục loại tốc, với các tên gọi như: Tốc kiến, tốc đá, tốc hương, tốc lọn, tốc dây,…Tuy nhiên, có thể xếp các dạng tốc thành 4 nhóm:
  • Tốc đỉa: Là nhóm tốc có mức độ nhiễm dầu nhiều trong các thớ gỗ, dạng nhỏ, cở ngón tay, đầu đũa con.
  • Tốc dây: Là nhóm tốc có mức độ nhiễm dầu xen, tạo nhiều vòng giữ các thớ gỗ, thường có dạng tròn, dài, dáng rễ cây.
  • Tốc hương: Là nhóm tốc có mức độ nhiễm dầu dạng mảnh, mùi thơm nổi trội hơn các loại tốc khác.
  • Tốc pi: Là nhóm tốc có mức độ nhiễm dầu mỏng, bao quanh bên ngoài các thớ gỗ theo dạng hình tháp, hình ống lớn.
  • Trong 4 nhóm tốc thì tốc đỉa được đánh giá cao hơn về chất lượng.
  • Theo TS Lê Công Kiệt, tiêu chuẩn đánh giá trầm hương thường dựa vào nguyên xứ, cường độ, loại hương, hình thù, kích cở, màu sắc, trọng lượng, tỷ trọng, độ tinh khiết và loài cây dó tạo ra trầm hương.
  • Công Dụng Của Trầm Hương
  • Trầm hương là dược liệu quý hiếm, theo đông y, trầm hương có vị cay, tính ôn, vào ba kinh tì, vị, thận. Chữa các bệnh đau bụng, đau ngực, nôn mửa, hen suyễn, lợi tiểu, hạ sốt, khó thở, kích thích ham muốn.
  • Theo Lê Trần Đức trong cuốn “Thân thế và sự nghiệp y học của Hải Thượng Lãng Ông” (1971) thì từ thế kỷ thứ II trước công nguyên, dân ta đã dùng trầm hương để chữa bệnh.
  • Vào thế kỷ thứ XIV, trong nam dược thần hiệu, Tuệ Tĩnh đã viết về trầm hương “Vị cay, khí rất thơm, tính ấm, thông quan, trị phong độc, trúng độc, trừ tà, ấm dạ dày, bổ nguyên dương, tiêu hóa”.
  • Theo Tây Y, trầm hương có tính kháng sinh, tạo kháng thể mạnh, diệt khuẩn, làm lành vết thương, điều trị các bệnh về tim mạch như suy tim, tức đau ngực, bệnh về hô hấp như hen suyễn, bệnh về thần kinh như an thần, mất ngủ, giảm đau, trấn tĩnh…) bệnh về tiêu hóa như đau bụng, buồn nôn, tiêu chảy, bệnh về tiết niệu như bí tiểu tiện. Ngoài ra, có thể dùng trầm để điều trị ung thư.
  • Tính chất đặc biệt của trầm hương
  • Tinh dầu trầm hương được chiết xuất từ trầm hương hoặc từ gỗ cây dó đã tạo trầm hương, là chất lỏng sánh, nhớt, dẻo, màu vàng hoặc màu hổ phách, có mùi thơm đặc trưng.
  • Tinh dầu có giá trị đặc biệt là dùng làm chất định hương, được sử dụng cho sản xuất chất thơm, các loại nước hoa, mỹ phẩm cao cấp.
  • Sử dụng hóa mỹ phẩm có tinh dầu trầm hương làm cho da đẹp, trẻ hóa làn da, giúp cơ thể luôn tươi tắn, vui vẻ.
  • Từ thời cổ xưa, cho đến ngày nay, trong các cung điện, đền đài, chùa chiềng, việc đốt trầm hương được coi là hình thức dâng cúng linh thiêng cao quý nhất.
  • Các nước có sản xuất Trầm Hương
  • Trầm hương mua bán trên thị trường hầu hết là khai thác từ thiên nhiên. Các nước có nguồn trầm hương cung cấp cho thế giới tập trung chủ yếu ở khu vực Đông Nam Á và vài nước Nam Á như Ấn Độ, Bangladesh, Bhutan. Tuy nhiên, nạn khai thác trầm hương vào những thập niên cuối thế kỷ XX có tính chất hủy diệt cây dó. Làm cho nguồn cung cấp trầm hương trên thị trường ngày càng cạn kiệt. Chẳng hạng năm 1993, Indonesia khai thác và xuất khẩu hơn 661 tấn thì năm 1997 chỉ còn 302 tấn, Malaysia từ 43,6 tấn còn 21,6 tấn, Campuchia năm 1995 khai thác và xuất khẩu 133,8 tấn thì 3 năm sau chỉ còn 13,2 tấn.
  • Ở Việt Nam, theo thống kê của ngành Thương mại từ năm 1986-1990, khai thác và xuất khẩu khoảng 1.163,9 tấn trầm hương. Số lượng này giảm sút. Năm 1985 xuất khẩu 216,1 tấn thì năm 1990 còn 73,4 tấn.
  • Các Dạng Trầm Hương Thành Phẩm
  • Trầm hương được mua bán dưới nhiều hình thức khác nhau, nhưng các nước có nguồn trầm hương, phần nhiều là xuất khẩu dạng mảnh, miếng chiếm 95%, dạng gỗ chiếm 3%, dạng bột 1%, và tinh dầu dưới 1%.
  • Thị Trường Tiêu Thụ
  • Thị trường mua bán Trầm Hương và các sản phẩm trầm hương chủ yếu là Đài Loan, Thái Lan, Hồng Kông, Singapore, thị trường tiêu thụ trực tiếp là nước Ả rập, Nhật Bản, Khu vực Hồi giáo và các ngành hương liệu mỹ phẩm và dược phẩm.
  • Facare sưu tầm.
  • CHI TIẾT XEM THÊM:
  • Bài viết này là Tài Sản Trí Tuệ của Công Ty TNHH Tinh Dầu Dược Liệu Facare, mọi hình thức sao chép khi chưa được Chúng tôi cho phép bằng văn bản điều vi phạm Bản Quyền và bất hợp pháp.
  • Copyright © Bản quyền thuộc về Công ty TNHH Tinh Dầu Dược Liệu Facare™
Sản phẩm liên quan
No data was found

Leave a Comment

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ :
Scroll to Top
0932696777
Contact