Hỗ trợ: 0932696777

Email: tinhdaufacare1979@gmail.com

Công Dụng & Cách Dùng Của Tinh Dầu Phong Lữ

  • Công Dụng & Cách Dùng Của Tinh Dầu Phong Lữ

  • Bạn đã nghe qua về tinh dầu phong lữ nhưng vẫn chưa hiểu rõ về loại tinh dầu này. Bài viết này của FACARE sẽ giới thiệu đến bạn tất tần tật về tinh dầu phong lữ. Cùng tìm hiểu nhé.
  • 1. Tinh dầu phong lữ là gì?

  • “Geranium” trong tiếng Anh còn được dịch sang tiếng Việt là Phong Lữ hay Phong Lữ Thảo, là tên gọi của loài Pelargonium inquinans thuộc chi Pelargonium, do trước đây loài/chi này cũng được phân loại là nằm trong chi Mỏ hạc.
  • Tên gọi “mỏ hạc” có nguồn gốc từ bề ngoài của đầu hạt, nó có hình dáng như mỏ của con hạc (sếu). Tên khoa học của chi này có nguồn gốc từ tiếng Hy Lạp Geranos, có nghĩa là ‘con hạc, con sếu’. Các lá dài, dạng chân vịt có vết nứt nói chung có hình tròn. Hoa của chúng có màu hồng, lam hay trắng với 5 cánh hoa.
  • Chi Mỏ Hạc có danh pháp khoa học là Geranium chứa khoảng 422 loài thực vật sống một năm, hai năm hoặc lâu năm, được tìm thấy chủ yếu tại vùng ôn đới cũng như khu vực miền núi của vùng nhiệt đới, chủ yếu tại phần miền đông của khu vực Địa Trung Hải.
  • Tinh dầu phong lữ được chiết xuất từ hoa phong lữ có tác dụng chăm sóc da, dưỡng ẩm da, làm sạch da, giúp da bài tiết tốt hơn, cân bằng tuyến bã nhờn trên da và ngăn ngừa mụn trứng cá. Ngoài ra, trong y học tinh dầu hoa phong lữ còn được sử dụng để khử trùng vết thương, giảm đau, chống sưng khớp, giảm căng thẳng thần kinh…
  • Tinh dầu phong lữ được chưng cất từ hoa phong lữ, có nhiều mùi hương khác nhau tùy theo chủng loại và có nhiều lợi ích. Tinh dầu được sử dụng rộng rãi nhất như một thành phần trong nước hoa và trong mỹ phẩm. Cùng với đó, tinh dầu còn được ứng dụng để điều trị một số bệnh.
  • 2. Tác dụng của tinh dầu phong lữ

  • Tiêu diệt vi khuẩn: Tinh dầu phong lữ có đặc tính khử trùng, chống viêm mạnh mẽ giúp ngăn chặn xâm nhập hoặc phát triển của vi khuẩn phát triển trên vết thương hở và ngăn chặn được khỏi bệnh nhiễm trùng.
  • Dưỡng tóc: Tinh dầu phong lữ giúp kích thích sự phát triển của các nang tóc, điều chỉnh sự tiết bã nhờn trên da đầu. Bạn hãy thêm tinh dầu phong lữ vào dầu gội đầu để kích thích mọc tóc và ngăn ngừa rụng tóc, cho mái tóc chắc khỏe.
  • Làm se: Tinh dầu hoa phong lữ có đặc tính làm se giúp các cơ, ruột, nướu, da, mô và mạch máu co lại. Điều này bao gồm sự co thắt các cơ bụng mang lại thân hình thon gọn, săn chắc. 
  • Chăm sóc làn da: Tinh dầu phong lữ khi sử dụng kết hợp với kem dưỡng da giúp làn da mịn và trẻ hóa làn da, mờ các nếp nhăn do tuổi tác.
  • Giảm sẹo: Ai cũng muốn làn da của mình không có sẹo hay vết nứt sau phẫu thuật, sinh nở. Tinh dầu phong lữ là một chất đặc trị sẹo cho làn da. Nó giúp kích thích lưu thông máu, làm mờ sẹo và kích thích tái tạo mô da mới. 
  • Ngăn ngừa xuất huyết: Tinh dầu phong lữ – Geranium có thể ngừng xuất huyết theo nhiều cách. Đầu tiên, là một chất làm se nó sẽ gây ra sự co thắt các mạch máu giúp ngăn ngừa lưu thông máu. Thứ hai, là nó giúp cầm máu, làm máu đông nhanh, làm vết thương mau lành, ngăn chặn độc tố xâm nhập vào máu thông qua vết thương bị hở. 
  • Khử mùi tự nhiên: Tinh dầu phong lữ có hương thơm dễ chịu, có thể kết hợp với tinh dầu bạc hà, tinh dầu vỏ quế, tinh dầu bưởi, tinh dầu cam, tinh dầu gừng. Sử dụng để xông thơm giúp khử mùi, thanh lọc không khí và tiêu diệt vi khuẩn lơ lửng trong không khí.
  • Lợi tiểu: Tinh dầu hoa phong lữ có tác dụng lợi tiểu, nghĩa là kích thích đi tiểu nhiều hơn. Đi tiểu là một trong những cách tự nhiên để loại bỏ độc tố khỏi cơ thể. Các phương pháp khác là bài tiết và ra mồ hôi.
  • Bảo vệ răng miệng: Tinh Dầu Phong Lữ – Geranium còn có khả năng cải thiện răng miệng của bạn, giúp làm giảm viêm răng, viêm lợi, loại bỏ hôi miệng, cho hơi thở thơm mát.
  • Cải thiện sức khỏe tế bào: Tinh dầu hoa phong lữ giúp tăng cường sức khỏe tế bào, khuyến khích tái chế tế bào chết và tái tạo tế bào mới. Điều này giúp cho sự phát triển của các tế bào cơ thể.
  • Thuốc bổ: Một loại thuốc bổ giúp tăng cường sức khỏe thể chất lẫn tinh thần. Thực tế, cơ thể là một hệ thống và các chức năng hoạt động đồng bộ có và có liên kết chặt chẽ. Tinh dầu hoa phong lữ giúp điều tiết các hormone, enzyme, axit…hoạt động ổn định.
  • 3. Cách sử dụng tinh dầu phong lữ

  • Khử mùi xe hơi: nhỏ vài giọt tinh dầu vào túi thơm hoặc dùng kẹp gỗ thêm vài giọt tinh dầu để cố định trên xe hơi. Hương thơm ngọt ngào sẽ lan tỏa, giúp bạn thoải mái và dễ chịu.
  • Massage: Pha loãng 2 giọt tinh dầu với 5 giọt dầu dừa nguyên chất ép lạnh, mát xa nhẹ nhàng sẽ giúp giảm căng thẳng, mệt mỏi, giảm đau cơ khớp và đồng thời chăm sóc da khỏe mạnh. Có thể kết hợp với tinh dầu oải hương để tăng trải nghiệm mát xa của bạn.
  • Pha nước tắm: Nhỏ vài giọt tinh dầu vào bồn tắm ngâm mình để cảm nhận cơ thể thư thái.
  • Chăm sóc tóc: Thêm 2-3 giọt tinh dầu phong lữ vào dầu gội, dầu xả giúp mái tóc khỏe, bóng mượt và thoảng hương thơm ngọt mát của phong lữ suốt cả ngày.
  • Sau khi tập thể thao: Sau khi tập luyện đổ mồ hôi hoặc dưới ánh nắng mặt trời, nhỏ 3-5 giọt phong lữ vào lòng bàn tay, xoa nhẹ và mát xa giúp thúc đẩy làn da khỏe khoắn. Đồng thời hương hoa ngọt ngào, đáng yêu của phong lữ sẽ giữ lại sau vài giờ sử dụng.
  • Đuổi côn trùng: Nhỏ 2-3 giọt vào cục bông gòn, đặt nơi côn trùng có khả năng xuất hiện. Hoặc bôi lên da trước khi làm vườn, hay hoạt động ngoài trời giúp bạn phòng và đuổi muỗi.
  • Xông mặt bằng tinh dầu phong lữ: Xông hơi nước là cách tuyệt vời để mở lỗ chân lông, giúp làm sạch sâu và chăm sóc da hiệu quả hơn. Nhỏ 1-2 giọt  dầu phong lữ vào tô nước ấm, đặt cách mặt khoảng 25 cm, trùm kín khăn và xông trong khoảng 10-15 phút. Đặc tính của tinh dầu phong lữ – geranium sẽ giúp làm đẹp da trong khi hơi nước làm sạch da. Đừng quên sửa mặt trước khi xông và dưỡng ẩm sau khi xông nhé.
  • Dưỡng da: Thêm 3 giọt tinh dầu phong lữ với 10 giọt dầu hướng dương, hoặc 2 giọt tinh dầu vào sữa rửa mặt, kem dưỡng da hằng ngày và cảm nhận sự thay đổi.
  • 4. Cách làm tinh dầu phong lữ tại nhà

  • Nguyên liệu: Hoa phong lữ, Dầu ô liu hoặc dầu mè, Vỏ chai thủy tinh
  • Cách thực hiện
  • Bước 1: Các bạn cắt khoảng 12 lá phong lữ, rồi cho vào lọ thủy tinh và đổ dầu ô liu hoặc dầu mè vào khoảng nửa lọ, sau cho ngập hết lá phong lữ. Sau đó các bạn đậy kín lọ và phơi nắng trong khoảng một tuần
  • Bước 2: Sau một tuần, các bạn lọc lấy dầu bằng vải thưa sau đó cho dầu vào một lọ thủy tinh khác. Các bạn bỏ thêm lá phong lữ tươi vào lọ dầu
  • Bước 3: Tiếp tục đậy nắp kín lọ và để ở nơi đầy nắng như bệ cửa sổ trong khoảng một tuần
  • Bước 4: Các bạn lặp lại các bước này trong ba tuần tiếp theo nhé. Và tổng thời gian để có tinh dầu phong lữ là khoảng 5 tuần.
  • 5. Lưu ý khi dùng tinh dầu phong lữ

  • Bảo quản tinh dầu phong lữ ở nơi khô ráo, thoáng mát
  • Không bao giờ được nuốt tinh dầu phong lữ
  • Nguyên tắc cơ bản khi sử dụng tinh dầu là không bao giờ bôi trực tiếp trên da trước khi được pha loãng.
  • Có thể bạn quan tâm: 
  • Dầu Argan Là Gì? Tác Dụng Của Dầu Argan Với Sức Khỏe

  • Mẹ Bầu Có Sử Dụng Tinh Dầu Được Không?

Sản phẩm liên quan
Chai bi lăn
6.000 4.500
Tiết kiệm: 1.500₫ (25%)
Vỏ chai dầu gió
6.000 4.500
Tiết kiệm: 1.500₫ (25%)

Leave a Comment

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ :

Tìm kiếm bài viết (Blog)

KIẾN THỨC

Bình luận của bạn đọc

Chuyên mục

Scroll to Top
0932696777
Liên hệ